Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội trong thế giới ngày nay

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 29-31/5

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,


Hôm nay là Thứ Tư 31/5, Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ngay sau khi Mẹ được thụ thai Lời Nhập Thể,
để Mẹ mang Lời Nhập Thể đến cho chung gia đình của người chị Isave nhất là cho riêng thai nhi Gioan Tiền Hô của Đấng Thiên Sai Cứu Thế Con Mẹ.
Xin Mẹ tiếp tục mang Đấng Thiên Sai Cứu Thế đến với thế giới loài người của chúng con hiện nay, một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP II Balan 17/8/2002).
Với niềm tin tưởng cậy trông vào Vị Nữ Vương Trời Đất cũng là Nữ Vương Hòa Bình, chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong 3 ngày qua ở những cái links sau đây:

GIÁO HỘI

Tiếp kiến chung thứ Tư 31/5 - ĐTC Phanxicô: Cha Matteo Ricci - mẫu gương loan báo Tin Mừng bằng đối thoại và tình bạn

Đức Thánh Cha mời gọi thiếu nhi Phi châu trở thành những đại sứ hoà bình

ĐHY Parolin: Sứ vụ của Vatican về cuộc chiến ở Ucraina là loại bỏ mọi trở ngại

Triển lãm các ảnh tượng Đức Mẹ được đội triều thiên tại đền thờ Thánh Phêrô

"Hãy để thức ăn là thuốc của bạn": Dự án hạt diêm mạch thúc đẩy lối sống lành mạnh

Các Kitô hữu Iraq đang trở về quê hương

Chế độ độc tài Nicaragua đóng băng tài khoản và cáo buộc Giáo hội Công giáo rửa tiền

Bộ Truyền thông công bố tài liệu về mục vụ trong thế giới kỹ thuật số

ĐHY Parolin: Sứ vụ của Vatican về cuộc chiến ở Ucraina là loại bỏ mọi trở ngại


HIỆN THẾ

Ukraine phản công và nghi binh

Những đêm không ngủ ở Kiev

Chiến tranh Ukraina: Các vụ tấn công trên lãnh thổ Nga tiếp diễn

Các giám đốc, chuyên gia hàng đầu cảnh báo lớn tiếng hơn về nguy cơ AI gây diệt vong

‘Đọc’ thấu suy nghĩ của con người, AI đã làm được

Việt Nam sắp chuyển Covid-19 thành bệnh đặc hữu, công bố hết dịch

Bị cha đánh vì không nín khóc, em bé ở New York thiệt mạng

Hành trình đến với 'World Cup' hoa của cô gái gốc Việt

Những phụ nữ kết hôn với bản thân

Hành trình tìm về nguồn cội của cô gái lai Việt - Mỹ



Tiếp kiến chung thứ Tư 31/5 - ĐTC Phanxicô: Cha Matteo Ricci - mẫu gương loan báo Tin Mừng bằng đối thoại và tình bạn

Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô vào sáng thứ Tư 31/5/2023, Đức Thánh Cha đã trình bày mẫu gương của Cha Matteo Ricci về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng. Một mặt, cha có thái độ thân thiện với mọi người, cùng với đời sống gương mẫu, gây được sự ngưỡng mộ; mặt khác, với kiến thức uyên bác, cha biết cách kết hợp với việc nghiên cứu các kinh điển Nho giáo, nhờ đó trình bày thông điệp Kitô giáo hội theo cách hội nhập văn hóa một cách hoàn hảo.

Hồng Thủy - Vatican News

Cha Ricci là một trong những nhà truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên đến Viễn Đông và đã hoàn thành giấc mơ đến Trung Quốc của Thánh Phanxicô Xaviê. Cha Ricci đã kiên nhẫn học hỏi thông thạo tiếng Trung Quốc và hòa mình vào văn hóa của đất nước. Nhờ những bài viết bằng tiếng Trung Quốc và kiến thức về toán học và thiên văn học, cha được biết đến và kính trọng như một nhà hiền triết và học giả. Sự hiểu biết sâu rộng và khả năng tham gia vào cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng của cha đã được sử dụng để phục vụ Tin Mừng. Cha không chỉ rao giảng Tin Mừng bằng các bài viết của mình mà còn qua tấm gương sống đạo, cầu nguyện và nhân đức, điều đã thu hút nhiều môn đệ và bạn bè người Trung Quốc của cha đón nhận đức tin Công giáo.

 

Hành trình tìm về nguồn cội của cô gái lai Việt - Mỹ

Lạc lõng ở xã hội Mỹ khi mang trong mình hai dòng máu, Sasha Mai tới Việt Nam, nơi cô yêu mến và cảm thấy bản thân thuộc về.

Sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân phục vụ trong thủy quân lục chiến Mỹ, mẹ là người Việt Nam nhập cư, từ nhỏ Sasha Mai đã cảm nhận thấy mình không giống những người xung quanh.

"Chúng tôi có những cái tên lạ, màu tóc và màu mắt không giống những người khác, nên khi bước ra khỏi nhà, chúng tôi tự động coi bản thân là khác biệt", Sasha, 32 tuổi, kể với VnExpress về cuộc sống thuở nhỏ tại một thị trấn nhỏ nơi cư dân chủ yếu là người da trắng, cách San Diego, bang California khoảng một giờ lái xe.

Để các con hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ, mẹ của Sasha không dạy tiếng Việt và văn hóa Việt cho cô và các em. Gia đình chỉ thỉnh thoảng xem phim châu Á, đến khu Little Saigon mỗi năm một lần để thăm bà ngoại.

Khi Sasha đi học, phân biệt chủng tộc ở học đường trở thành vấn đề nổi cộm. Ở nhà ăn của trường, dãy bàn có học sinh châu Á ngồi bị gọi là "Vạn Lý Trường Thành". Sasha thậm chí từng bị dọa đánh chỉ vì "ôm một bạn nữ da màu".

"Cuộc sống ở Mỹ như món salad trộn không đều. 50 bang là 50 khu vực có các đặc điểm văn hóa khác nhau, có những khu vực rất cởi mở, nhưng có nơi tình trạng phân biệt chủng tộc rất tồi tệ, trong đó có thị trấn nơi tôi lớn lên", cô nói. "Thời đó, các bạn da màu chơi với da màu, người Mexico chơi với Mexico, còn lại là học sinh da trắng".